Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Tìm hiểu nguyên nhân cách trị bệnh lở miệng ngay tại nhà .

Bệnh lở miệng phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Vậy cách trị bệnh lở miệng nào hiệu quả, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

I. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LỞ MIỆNG

Bệnh lở miệng là một bệnh lý răng miệng lành tính, không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng quá nhiều. Tuy nhiên, khi bị bệnh lở miệng, trên các mô mềm như môi, lưỡi, má trong, môi trong sẽ xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc vết viêm loét sẽ gây đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon miệng và khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.


Bệnh lở miệng sẽ có hai dạng là bệnh viêm loét miệng thường do dị dứng với thức ăn hoặc dinh dưỡng và bệnh viêm hecper môi (bệnh mụn rộp) do virus hecper gây ra, có thế lây nhiễm. Bệnh thường kéo dài 1-2 tuần, sau đó có thể tự khỏi, tuy nhiên có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng tốt.

II.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH LỞ MIỆNG


Nhiễm trùng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Nấm, vi khuẩn, virus là những tác nhân hay gặp, nhất là virut herpes, loét Aphthous, ổ vi khuẩn trong chiếc răng sâu. Nếu do herpes thì thường bị tái đi tái lại theo chu kỳ, đặc biệt khi người bệnh gặp phải những chấn thương về thể chất, thức khuya, căng thẳng, sức đề kháng giảm…

Viêm quanh răng, viêm tủy răng cũng là một nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi hay gặp.
Thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây lở miệng
Ngoài ra, loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, hay với một số ít trường hợp là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

>>> Xem thêm : Cách trị sâu răng từ tự nhiên


III.CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH LỞ MIỆNG NGAY TẠI NHÀ


1. Súc miệng bằng nước muối ấm


Theo các chuyên gia, bạn nên súc miệng bằng nước ấm pha với muối ba lần một ngày có thể giúp chữa lành vết loét.
2. Ăn sữa chua

Sữa chua có tác dụng giúp kiểm soát sự cân bằng của vi khuẩn trong miệng và cơ thể, nhờ thế có thể giúp chữa lành nhanh các vết loét đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét.


Sữa chua có tác dụng giúp kiểm soát sự cân bằng của vi khuẩn trong miệng và cơ thể.
3. Súc miệng bằng nước trái cây


Súc miệng bằng các thành phần như nước ép lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước ép trái mận, dầu trà cũng rất hiệu quả trong việc chữa lành vết loét và đây là một cách trị bệnh lở miệng hiệu quả
4. Sử dụng các loại thực phẩm


Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như củ hành, tỏi, đu đủ hoặc túi trà đắp trực tiếp lên các vết loét, có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét.
5. Bột baking soda


Bạn hãy hòa loãng bột baking soda với nước. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hoặc đánh răng nhằm giúp loại bỏ các vi khuẩn gây viêm miệng đồng thời còn giúp giảm đau.

>>> Xem thêm : Cách chữa bệnh khô miệng hiệu quả

6. Bổ sung vitamin

Việc tăng cường vitamin B, vitamin C, sắt và axít folic vào cơ thể được chứng minh giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét và chữa lành vết thương.

Trên đây là những thông tin liên quan đén bệnh lở miệng Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần thì bạn cần phải đến phòng khám hoặc các cơ sở nha khoa để bác sĩ khám bệnh, tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét